20 questions
Khi nói về chu kì tế bào có các nhận sau:
I. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
II. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.
III. Chu kì tế bào được điều khiển một cách chặt chẽ.
IV. Bệnh ung thư là một ví dụ về cơ chế phân bào bị hư hỏng.
V. Kì trung gian chiếm phần lớn thời gian trong chu kì tế bào.
Số nhận định đúng là
A.2
B.3
C.4
D.5
Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự
A. G1, G2, S, nguyên phân.
B. G1, S, G2, nguyên phân .
C. S, G1, G2, nguyên phân.
D. G2, G1, S, nguyên phân.
Quá trình nguyên phân xảy ra đối với loại tế bào nào?
A. Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
B. Tế bào sinh dục ở giai đoạn chín.
C. Tế bào sinh dục ở giai đoạn sinh trưởng.
D. Tế bào sinh dưỡng.
Sự kiện nào dưới đây không xẩy ra trong các kì nguyên phân?
A. Nhân đôi ADN.
B. phân ly các nhiễm sắc tử chị em.
C. tạo thoi phân bào.
D. tách đôi trung thể.
Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha
A. G1.
B. G2.
C. S.
D. nguyên phân
Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc bắt đầu xuất hiện ở
A. kì trung gian. `
B. kì đầu.
C. kì giữa.
D. kì sau.
Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ
A. đầu.
B. giữa .
C. sau.
D. cuối.
Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia chất tế bào bằng cách
A. tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
B. kéo dài màng tế bào.
C. thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào.
D. Co thắt ở vị trí bất kì.
Ở người ( 2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là
A. 23.
B. 46.
C. 69.
D. 92.
Hoạt động quan trọng nhất của NST trong nguyên phân là
A. sự tự nhân đôi và sự đóng xoắn.
B. sự phân li đồng đều về 2 cực của tế bào.
C. sự tự nhân đôi và sự phân li.
D. sự đóng xoắn và tháo xoắn.
Quá trình giảm phân xảy ra đối với loại tế bào nào?
A. Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
B. Tế bào sinh dục ở giai đoạn chín.
C. Tế bào sinh dục ở giai đoạn sinh trưởng.
D. Tế bào sinh dưỡng.
Trong giảm phân I, NST kép tồn tại ở
A.kì trung gian.
B. kì đầu.
C. kì sau.
D. tất cả các kì.
Từ một tế bào qua giảm phân sẽ tạo ra số tế bào con là
A. 2.
B.4
C.6
D.8
Một tế bào có bộ NST 2n=14 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối I số NST trong mỗi tế bào con là
A. 7 NST kép.
B. 7 NST đơn.
C. 14 NST kép.
D. 14 NST đơn.
Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là
A. 16.
B. 32.
C. 64.
D. 128.
Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là
A. 7.
B. 6.
C. 5.
D. 4.
Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào chuột đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở kì nào biết rằng 2n =38
A. kì trước II của giảm phân.
B. kì trước của nguyên phân.
C. kì trước I của giảm phân.
D. kì cuối II của giảm phân.
Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được ổn định qua các thế hệ do
A. qua giảm phân, bộ nhiễm sắc thể (2n) đặc trưng cho loài bị giảm đi một nửa, hình thành bộ nhiễm sắc thể đơn bội(n) trong giao tử.
B. trong thụ tinh, các giao tử đơn bội(n) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội(2n) đặc trưng cho loài.
C. qua nguyên phân, bộ nhiễm sắc thể (2n) đặc trưng cho loài được duy trì ổn định.
D. Sự kết hợp của cả ba quá trình: quá trình nguyên phân; quá trình giảm phân và quá trình thụ tinh.
Hình dạng NST quan sát rõ nhất vào kì nào của quá trình nguyên phân?
A. Kì giữa
B. Kì đầu
C. Kì sau
D.Kì cuối
Ở người ( 2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân là
A. 23.
B. 46.
C. 69.
D. 92.