No student devices needed. Know more
25 questions
Câu 2. Giun đũa thường ký sinh ở đâu?
A. Ruột trâu, bò.
B. Ruột non người
C. Dạ dày người
D. Hậu môn.
Câu 3. Câu nào mô tả không đúng về cấu tạo ngoài Giun đũa?
A. Cơ thể dài khoảng 25cm
B. Cơ thể có dạng thuôn dài, tiết diện ngang tròn.
C. Vỏ kitin bao bọc cơ thể.
D. Giun cái to, dài; giun đực nhỏ ngắn, đuôi cong.
Câu 4. Lớp cơ nào trên cơ thể giun đũa rất phát triển?
A. Cơ tròn
B. Cơ dọc
C. Cơ vân
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Câu nào đúng khi mô tả cấu tạo trong Giun đũa?
A. Thành cơ thể có 2 lớp: biểu bì; cơ dọc phát triển.
B. Bên trong là khoang cơ thể chính thức
C. Chưa có hậu môn.
D. Các tuyến sinh dục ngắn, thẳng.
Câu 6. Cách thức di chuyển của giun đũa?
A. Bơi nhờ lông bơi
C. Xoay tròn nhờ roi.
C. Cong và duỗi cơ thể
D. Hình thành chân giả.
Câu 7. Trong khoang cơ thể chưa chính thức của giun đũa có những cơ quan nào?
A. Tim, cấu tạo đơn giản
B. Ống tiêu hóa từ lỗ miệng kết thúc ở lỗ hậu môn.
C. Buồng trứng ở con cái, tinh hoàn ở con đực
D. Không có đáp án đúng.
Câu 8. Cấu tạo nào giúp giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non người?
A. Ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở giữa ba môi bé.
B. Cơ thể dài bằng chiếc đũa
C. Có lớp vỏ Cuticun bao bọc
D. Lớp cơ dọc phát triển.
Câu 9. Điền từ còn thiếu vào câu sau:
Tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống: Cái ..... ống, đực ..... ống và ..... hơn chiều dài cơ thể
A. 01, 01, dài
B. 01, 02, ngắn
C. 02, 01, dài
D. 01, 01. ngắn
Câu 10. Cấu tạo nào giúp giun đũa hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều?
A. Hầu
B. Miệng
C. Lớp cơ dọc
D. Ống tiêu hóa dạng thẳng.
Câu 11. Hình thức sinh sản của giun đũa?
A. Thụ tinh ngoài
B. Vô tính phân đôi
C. Vô tính mọc chồi
D. Thụ tinh trong
Câu 12. Điều kiện nào giúp trứng giun đũa nở thành ấu trùng?
A. Ẩm và thoáng khí
B. Khô ráo và thoáng khí
C. Ẩm và yếm khí
D. Khô và yếm khí.
Câu 13. Trước khi về ruột non ký sinh, ấu trùng giun đũa đã đi qua những cơ quan nào?
A. Tim, phổi
B. Gan
C. Máu
D. Cả 4 đáp án trên
Câu 14. Giun đũa lây truyền qua đường nào?
A. Tiêu hóa
B. Tuần hoàn
C. Tình dục
D. Hệ thần kinh
Câu 15. Giun tròn có khoảng bao nhiêu loài?
A. 30.000
B. 40.000
C. 20.000
D. 50.000
Câu 16. Các loài thuộc ngành giun tròn?
1. Giun đất
2. Giun chỉ
3. Giun đỏ
4. Giun kim
A. 1 và 2
B. 2 và 3
C 2 và 4
D. 3 và 4
Câu 17. Loài giun tròn nào ký sinh ở ruột già người?
A. Giun đũa
B. Giun kim
C. Giun móc
D. Giun rễ lúa
Câu 18. Giun cái giun kim thường đẻ trứng ở hậu môn vào thời gian nào?
A. Sáng sớm
B. Chiều
C. Trưa
D. Đêm
Câu 19. Giun kim cái đẻ trứng ở hậu môn gây hậu quả như thế nào?
A. Rát
B. Ngứa
C. Đau
D. Không có tác hại gì.
Câu 20. Giun móc câu ký sinh ở đâu?
A. Ruột giá.
B. Ruột non
C. Tá tràng.
D. Hậu môn
Câu 21. Loài nào khác với những loài còn lại?
A. Giun đũa
B. Giun rễ lúa
C. Giun kim
D. Giun móc câu
Câu 22. Giun móc câu xâm nhập vào cơ thể người qua:
A. Do muỗi truyền
B. Do ăn uống.
C. Qua da bàn chân
D. Không khí ô nhiễm
Câu 23. Giun rễ lúa gây bệnh gì ở lúa?
A. Bệnh vàng lụi.
B. Bệnh lùn xoắn lá
C. Bệnh đạo ôn
D. Bệnh đốm vằn
Câu 24. Hình dáng cơ thể ngành giun tròn có đặc điểm chung nào?
A. Hình trụ, một đầu tròn, một đầu tù.
B. Hình trụ, thường thuôn hai đầu
C. Hình ống, đầu hơi thắt lại, đuôi hoi phình ra.
D. Chúng rất khác nhau về hình dáng cơ thể.
Câu 25. Thói quen nào ở trẻ khiến cho vòng đời của giun kim có thể được khép kín?
A. Mút tay
B. Ăn bốc
C. Nhặt đồ chơi cho vào miệng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 1. Ngành giun tròn khác ngành giun dẹp ở đặc điểm nào?
A. Tiết diện ngang cơ thể tròn.
B. Có khoang cơ thể chưa chính thức
C. Ống tiếu hóa phân hóa.
D. Cả 3 đáp án trên