No student devices needed. Know more
30 questions
Hiện tượng quang điện là hiện tượng bứt electron ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi
có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.
tấm kim loại đó bị nung nóng.
có dòng điện chạy qua nó.
tấm kim loại đặt trong điện trường.
Nếu chiếu tia hồng ngoại vào một tấm kẽm tích điện âm thì tấm kẽm
mất dần điện tích âm.
sẽ tích điện dương.
sẽ trung hòa về điệm.
vẫn tích điện âm như trước.
Để gây ra được hiệu ứng quang điện, ánh sáng chiếu vào kim loại phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
Tần số lớn hơn giới hạn quang điện.
Bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện.
Tần số nhỏ hơn giới hạn quang điện.
Bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện.
Giới hạn quang điện của kẽm là 0,35 μm. Chiếu vào tấm kẽm ánh sáng có bước sóng nào sau đây thì không gây ra được hiện tượng quang điện?
0,30 μm.
0,25 μm.
0,35 μm.
0,38 μm.
Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là
bước sóng dài nhất của ánh sáng để có thể bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
bước sóng ngắn nhất của ánh sáng để có thể bứt electron ra khoải bề mặt kim loại đó.
công nhỏ nhất để bứt elctron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
công lớn nhất để bứt elctron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
Kim loại nào sau đây có giới hạn quang điện nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy?
Nhôm.
Đồng.
Kẽm.
Kim loại kiềm.
Giới hạn quang điện của các kim loại: bạc, đồng, kẽm, nhôm nằm trong vùng nào?
Tử ngoại.
Nhìn thấy.
Hồng ngoại.
Tia X.
Giới hạn quang điện của một kim loại phụ thuộc vào
bước sóng của ánh sáng kích thích.
cường độ ánh sáng kích thích.
bản chất của kim loại đó.
bản chất của kim loại và bước sóng ánh sáng kích thích.
Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?
Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ.
Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.
Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ.
Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.
Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng?
Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.
Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.
Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?
Năng lượng của phôtôn giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng.
Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động.
Năng lượng của mọi loại phôtôn đều bằng nhau.
Phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đó có tần số càng lớn.
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?
Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.
Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.
Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s.
Với ε1, ε2, ε3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì
ε2 > ε3 > ε1.
ε3 > ε1 > ε2.
ε2 > ε1 > ε3.
ε1 > ε2 > ε3.
Năng lượng của phôtôn là 2,8.10–19 J. Cho hằng số Planck h = 6,625.10–34 J.s ; vận tốc của ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Bước sóng của ánh sáng này là
0,45 μm.
0,58 μm.
0,66 μm.
0,71 μm.
Để đánh bật electron ra khỏi bề mặt kim loại, photon của ánh sáng kích thích phải có
tần số lớn hơn giới hạn quang điện.
tần số nhỏ hơn giới hạn quang điện.
bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện.
năng lượng lớn hơn công thoát electron.
Cathode của một tế bào quang điện có công thoát A = 3,5 eV. Giới hạn quang điện của kim loại làm cathode là
0,35 μm.
0,53 μm.
0,25 μm.
0,52 μm.
Lần lượt chiếu các ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,55 μm; λ2 = 0,63 μm vào bề mặt một tấm kim loại có công thoát electron là 2,0 eV. Ánh sáng đơn sắc nào có thể làm bứt electron ra khỏi mặt kim loại?
Cả λ1 và λ2.
λ1.
λ2.
Không có ánh sáng nào.
Giới hạn quang điện của kẽm là 0,35 µm. Hiện tượng quang điện có thể xảy ra khi chiếu vào tấm kẽm bằng:
ánh sáng màu tím.
tia X.
ánh sáng màu đỏ.
tia hồng ngoại.
Công thoát của electron khỏi một kim loại là 3,68.10-19 J. Khi chiếu vào tấm kim loại đó lần lượt hai bức xạ: bức xạ (I) có tần số 5.1014 Hz và bức xạ (II) có bước sóng 0,25μm thì
bức xạ (II) không gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ (I) gây ra hiện tượng quang điện.
cả bức xạ (I) và (II) đều không gây ra hiện tượng quang điện.
cả bức xạ (I) và (II) đều gây ra hiện tượng quang điện.
bức xạ (I) không gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ (II) gây ra hiện tượng quang điện.
Nhận định nào sau đây là không đúng?
Những sóng điện từ có bước sóng càng dài tính chất sóng càng dễ thể hiện.
Những sóng điện từ có bước sóng càng ngắn tính chất hạt càng dễ thể hiện.
Ánh sáng vừa có tính chất của sóng vừa có tính chất của hạt(lưỡng tính sóng hạt).
Một biểu hiện của tính chất sóng là khả năng đâm xuyên, tác dụng quang điện.
Một đèn Lade có công suất phát sáng 1W phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,7mm. Số phôtôn của nó phát ra trong 1 giây là:
3,52.1019.
2,84.1019.
3,52.1018.
2,84.1018.
Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng
giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi được chiếu sáng thích hợp.
bứt electron ra khỏi bề mặt chất bán dẫn khi được chiếu sáng thích hợp.
bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi được chiếu sáng thích hợp.
tăng mạnh điện trở của chất bán dẫn khi được chiếu sáng thích hợp.
Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng
bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng.
Giải phóng electron khỏi khối bán dẫn nhờ bắn phá khối bán dẫn bằng các ion.
giải phóng electron khỏi mối liên kết trong chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.
giải phóng electron khỏi kim loại bằng cách đốt nóng.
Phát biểu nào sau đây về hiện tượng quang dẫn là sai?
Quang dẫn là hiện tượng ánh sáng làm giảm điện trở suất của kim loại.
Trong hiện tượng quang dẫn, xuất hiện thêm nhiều phần tử mang điện là êlectron và lỗ trống trong khối bán dẫn.
Bước sóng giới hạn trong hiện tượng quang dẫn thường lớn hơn so với trong hiện tượng quang điện.
Hiện tượng quang dẫn còn được gọi là hiện tượng quang điện trong.
Một chất quang dẫn có giới hạn quang điện là 1,88 μm. Lấy c = 3.108 m/s. Hiện tượng quang điện trong xảy ra khi chiếu vào chất này ánh sáng có tần số nhỏ nhất là
1,452.1014 Hz
1,875.1014 Hz
1,596.1014 Hz
1,956.1014 Hz.
Giới hạn quang dẫn của một chất bán dẫn là 1,88 μm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn (năng lượng kích hoạt) của chất đó là
0,66.10-3 eV.
1,056.10-25 eV
0,66 eV
2,2.10-19 eV
Nguyên lý hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng nào?
Hiện tượng nhiệt điện.
Hiện tượng quang điện ngoài.
Hiện tượng quang điện trong.
Hiện tượng cảm ứng điện từ.
Pin quang điện là nguồn điện, trong đó
hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng
cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng
nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng
Pin quang điện hoạt động dựa vào những nguyên tắc nào sau đây?
Sự tạo thành hiệu điện thế điện hoá ở hai điện cực.
Sự tạo thành hiệu điện thế giữa hai đầu nóng lạnh khác nhau của một dây kim loại.
Hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh một lớp chặn.
Sự tạo thành hiệu điện thế tiếp xúc giữa hai kim loại.
Khi nói về quang điện, phát biểu nào sau đây sai?
Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp
Điện trở của quang điện trở giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào
Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài vì nó nhận năng lượng ánh sáng từ bên ngoài
Công thoát êlectron của kim loại thường lớn hơn năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên kết trong chất bán dẫn
Explore all questions with a free account