No student devices needed. Know more
14 questions
Tiếng than "Hỡi ôi!" trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện điều gì:
A. Tiếng kêu nguy ngập, căng thẳng của đất nước trước giặc ngoại xâm.
B.Tình cảm thương xót đối với người đã khuất.
Cả hai đáp án trên đều sai.
Cả hai đáp án trên đều đúng.
Nhận định nào sau đây không đúng với tinh thần bài thơ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?
Tác giả khắc họa thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc thành bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại.
Là tiếng khóc bi lụy của Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.
Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.
Câu "Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ" gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
"Một bàn cờ thế phút sa tay"
"Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây"
"Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy"
"Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây"
"Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ" cho thấy điều gì?
A. Sự chuyển biến, sự vùng dậy mau lẹ của người dân yêu nước.
B. Sự phản ứng mạnh mẽ đấu tranh chống trả của nhân dân.
Cả hai đáp án trên đều sai.
Cả hai đáp án trên đều đúng
Câu sau sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? "Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó."
Điệp từ.
Liệt kê.
So sánh.
Tất cả các đáp án trên.
Các từ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: "Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay" có ý nghĩa gì?
Là những từ thể hiện tình cảm tiếc thương của người đứng tế đối với người đã mất.
Là những từ mở đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời của người đã mất.
Là những từ bắt buộc phải có trong hình thức của bài văn tế, không có giá trị nội dung.
Là những tiếng hô to để tạo sự chú ý của người nghe về những điểm nhấn trong cuộc đời người đã mất.
Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?
"Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".
"Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ".
"Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".
"Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".
Câu 8: Nội dung câu: "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ" (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu) gần với câu tục ngữ:
"Chết vinh còn hơn sống nhục".
Trâu chết để da, người ta chết để tiếng"
"Chết thằng gian, chẳng chết người ngay".
"Người chết, nết còn".
Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ”?
Thông báo về thời điểm giặc Pháp xâm lược nước ta.
Nói lên ý chí quyết tâm chống giặc của nhân dân ta.
Nói lên thảm cảnh mà giặc Pháp đã gây ra đối với nhân dân ta.
Khái quát về lòng dân trước vận nước lúc bấy giờ.
Cụm từ “trông tin quan như trời hạn trông mưa” diễn tả ý gì?
Những người nông dân Cần Giuộc mong mỏi tin tức của triều đình đến vô vọng.
Những người nông dân Cần Giuộc phẫn nộ trước sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.
Những người nông dân Cần Giuộc mong trời mưa vì đang có hạn hán
Những người nông dân Cần Giuộc hi vọng, tin tưởng vào việc làm của triều đình lúc bấy giờ.
Câu: “Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê, bán chó.” nói lên điều gì ở những người nông dân Cần Giuộc?
Họ là những người gắn bó với công việc ruộng đồng.
Họ là những người có lòng trung thành với triều đình.
Họ là những người coi trọng việc học hành, sách vở
Họ là những người có ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước.
Ý nào nói không đúng về người nông dân Cần Giuộc trong câu văn: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.”?
Có lòng dũng cảm.
Có sức khỏe phi thường
Có sự quyết tâm lớn.
Tự nguyện đứng lên chống giặc.
Hai từ "cũng" trong câu: “Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà đạo kia, gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ” thuộc nét nghĩa nào trong các nhóm nghĩa nào sau?
Như mọi trường hợp thông thường, mặc dù hoàn cảnh, điều kiện trong trường hợp nêu ra là khác thường.
Không khác so với trường hợp nêu ra hoặc so với những trường hợp thông thường, hay là với trước kia.
Đồng thời diễn ra trong cùng một hoàn cảnh.
Như những trường hợp tương tự, theo nhận định chủ quan của người nói.
Bộ phận in đậm trong câu: “Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió.” có tác dụng gì?
Nói lên sự băn khoăn của những người còn sống về nguyên nhân của những nghịch cảnh éo le - cái chết của những người nghĩa binh Cần Giuộc.
Nhấn mạnh những khó khăn, vất vả mà những binh sĩ Cần Giuộc gặp phải trong chiến đấu.
Nhấn mạnh thảm cảnh mà giặc Pháp gây nên đối với căn cứ chiến đấu của những người nghĩa binh Cần Giuộc.
Nhấn mạnh nỗi căm hờn của người còn sống đối với những kẻ đã gây nên nghịch cảnh éo le – cái chết của những người nghĩa binh Cần Giuộc.