No student devices needed. Know more
10 questions
Dòng nào nói không đúng về tác giả Tố Hữu?
A. Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê Thừa Thiên-Huế.
B. Thuở nhỏ học trường Quốc học Huế, năm 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản.
C. Sinh năm 1920, mất năm 2004.
D. Sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Nhan đề Từ ấy của Tố Hữu được hiểu như thế nào?
A. Thời điểm thực dân Pháp bắt giam vào ngục tù.
B. Giây phút gặp được các chiến sĩ cộng sản hoạt động bí mật.
C. Giây phút bước chân vào cuộc đời hoạt động cách mạng.
D. Giây phút giác ngộ ánh sáng của lí tưởng cộng sản.
Bài thơ “Từ ấy” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Vào năm 1938, khi tác giả được kết nạp vào Đảng Cộng sản.
B. Vào năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi.
C. Vào năm 1975, khi đất nước thông nhất.
D. Vào năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Năm chặng đường thơ trong đời thơ Tố Hữu gồm 7 tập, sắp xếp nào sau đây đúng với trình tự thời gian?
A. Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta
B. Từ ấy, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta, Việt Bắc, Gió lộng.
C. Từ ấy, Gió lộng, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta.
D. Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta.
Hai câu nào trong bài thơ cho thấy sự giác ngộ lí tưởng cộng sản của tác giả?
A. Tôi buộc lòng tôi với mọi người.
Để tình trang trải với trăm nơi.
B. Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
C. Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha.
D. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ.
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Cụm từ "bừng nắng hạ" trong câu "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ" trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu nhằm chỉ điều gì?
A. Ánh sáng rực rỡ, chói chang của mùa hè.
B. Sự sục sôi của phong trào cách mạng.
C. Khí thế hăng say, nồng nhiệt sẵn sàng tham gia cách mạng.
D. Cảm xúc "choáng váng", bừng tỉnh trong tâm hồn.
Tác dụng của ba lần lặp lại chữ "là" ("là con, là em, là anh") trong khổ thơ cuối bài Từ ấy của Tố Hữu là gì?
A. Tô đậm sự khẳng định.
B. Tô đậm một quyết tâm.
C. Tô đậm sự tình nguyện.
D. Tô đậm một niềm tin.
Khi được giác ngộ lí tưởng, nhà thơ Tố Hữu đã có một nhận thức mới về lẽ sống, lẽ sống đó được thể hiện trong bài Từ ấy, lẽ sống đó là:
A. "cái tôi" hay "cái ta" đều vô nghĩa, tất cả đều là hư vô.
B. triệt tiêu "cái tôi", chỉ còn có "cái ta" là có ý nghĩa.
C. gắn bó giữa "cái tôi" với "cái ta".
D. đề cao "cái tôi".
Câu thơ nào trong bài thơ Từ ấy cho thấy tình yêu thương con người của nhà thơ Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình hữu ái giai cấp?
A. "Tôi buộc lòng tôi với mọi người".
B. "Để tình trang trải với trăm nơi".
C. "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời".
D. "Để hồn tôi với bao hồn khổ".
Bao trùm lên khổ thơ thứ nhất của bài thơ Từ ấy của Tố Hữu là một niềm vui lớn. Niềm vui ấy có thể diễn đạt bằng các từ ngữ nào?
A. "Say sưa, nồng nhiệt, hả hê, mãn nguyện".
B. "Trẻ trung, sôi nổi, say đắm, tràn đầy lãng mạn".
C. "Bay bổng, phơi phới, náo nức, say sưa".
D. "Nồng nhiệt, tha thiết, sâu lắng, ngập tràn".