21 questions
Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" trích từ tập thơ nào?
Gái quê.
Thơ điên.
Xuân như ý.
Thượng Thanh khí.
Hai câu thơ "Gió theo lối gió mây đường mây - Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay" gợi lên nỗi niềm gì?
Niềm say đắm trước vẻ đẹp của cảnh vật.
Nỗi hững hờ, chán nản.
Nỗi buồn chia lìa.
Niềm gắn bó, yêu thương.
Cảm hứng sáng tác của bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" được gợi từ:
Tấm thiếp vẽ phong cảnh Huế có hình người chèo đò trên sông Hương do Hoàng Cúc gửi tặng.
Từ một lần nhà thơ được quay trở về Vĩ Dạ.
Từ một bức thư của Hoàng Cúc.
Xuất phát từ nỗi nhớ về thôn Vĩ trong những ngày trọng bệnh mà nhà thơ viết bài này.
Nội dung nào không chính xác khi nói về câu thơ "Ai biết tình ai có đậm đà?"
Hi vọng mình được đón nhận "tình ai".
Sự hoài nghi của nhà thơ về tình đời, tình người.
Tình cảm của nhà thơ đối với xứ Huế không còn đậm đà nữa.
Không dám tin rằng mình còn có thể được đón nhận tình đời, tình người.
Dòng nào nói đúng sự chuyển hóa sắc thái của cảnh theo ba khổ thơ:
Thực => vừa thực vừa ảo => ảo.
Vừa thực vừa ảo => ảo => thực.
Ảo => thực => vừa thực vừa ảo.
Vừa thực vừa ảo => thực => ảo.
Dòng nào không đúng về tác giả Đây thôn Vĩ Dạ?
Tên thật là Nguyễn Trọng Trí, tỉnh Quảng Bình.
Cha mất sớm, sống với mẹ ở Quy Nhơn.
Sau khi học hết trung học, ông ra Hà Nội làm báo.
Mất ở trại phong Quy Hòa, Quy Nhơn, thọ 28 tuổi.
Từ "kịp" trong câu thơ "có chở trăng về kịp tối nay", gợi lên điều gì đang ẩn chứa trong tâm trạng tác giả?
Một lời khẩn cầu, hi vọng được gặp lại người thương.
Một nỗi buồn, nhớ xa xăm đối với người thương.
Một niềm mong ngóng, trông đợi đối với người thương.
Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian.
Câu nào dưới đây không nói về cuộc đời của Hàn Mặc Tử?
Cuộc đời suôn sẻ, ấm êm
Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí
Sinh năm 1912 tại huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc Quảng Bình), mất năm 1940 tại Quy Nhơn.
Sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa
Đâu không phải bút danh của Hàn Mặc Tử?
Minh Duệ Thị
Trảo Nha
Phong Trần
Lệ Thanh
Chọn những ý nào nói đúng về phong cách thơ của Hàn Mặc Tử?
Nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào thơ Mới.
Hồn thơ vừa trong trẻo, tinh khiết, vừa đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
Sáng tác với trường thơ loạn (thơ điên)
Một hồn thơ ảo não, chất chứa nỗi buồn
Đâu không phải câu thơ trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Con thuyền xuôi mái nước song song
Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" được sáng tác năm bao nhiêu?
1936
1937
1938
1939
Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" được in trong phần Hương Thơm của tập Thơ Điên – sau đổi thành Đau thương.
Đúng
Sai
Đâu là nhà thơ Hàn Mặc Tử?
Huế hiện lên trong bức tranh nào?
2) Đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử:
a. Hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt.
b. Một lần hồn thơ bị ám ảnh ma quái, bệnh hoạn, cho nên đầy những gào thét bàng hoàng trong điên dại.
c. Thơ Hàn là máu đang tươi, là tiếng khóc giọng cười chen nhau, là thế giới hoàn toàn dành cho nỗi đau của một con người bệnh nhận thức được tình cảnh tuyệt vọng của những mối tình người yêu phụ bạc.
3) Đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử
a. Đó là thế giới nghệ thuật luôn đối ngẫu với nhau về cảm hứng: yêu thương đắm say nhưng không được người yêu chấp nhận.
b. Đó là thế giới nghệ thuật được tạo bởi hai mảng sáng - tối: hồn nhiên trong trẻo với những hình tượng tươi sáng, đẹp ngời và hai hình tượng ma quái điên loạn của hồn và trăng.
Câu 10: Câu thơ “Vườn ai mướt quả xanh như ngọc”, biểu hiện điều gì?
A. Niềm nhớ tiếc, xót xa “mảnh vườn tình yêu” mướt xanh đã rời khỏi đời mình.
B. Là tiếng reo của tâm hồn trong trẻo, hồn nhiên, chân thành,
C. Là một ẩn dụ về tình yêu cứu rỗi.
D. Là sự tha thiết, ước mong một tình yêu tươi thắm.
12) Hai dòng
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn, thiu hoa bắp lay
a. Nói quan hệ lứa đôi chia lìa đầy nghịch lí. Đáng lẽ không thể mà thực tế lại là có thể.
b. Miêu tả thiên nhiên phóng khoáng ngoại ô xứ Huế.
16/Tác giả muốn gửi gắm điều gì vào bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”?
A. Tấm lòng tha thiết yêu đời, yêu người.
B. Lòng chung thủy đối với quê hương.
C. Thái độ trân trọng đối với con người Vĩ Dạ.
D. Tình yêu thầm kín đối với người con gái Vĩ Dạ.
Những tập thơ nào sau đây không phải là sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc Tử?
Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Cẩm châu duyên Duyên kì ngộ (kịch thơ- 1939)
Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Cẩm châu duyên Duyên kì ngộ (kịch thơ- 1939), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi- 1940)
Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Cẩm châu duyên Duyên kì ngộ (kịch thơ- 1939), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi- 1940).
Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960),
Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Cẩm châu duyên Duyên kì ngộ (kịch thơ- 1939), Thơ Hàn Mặc Tử